Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer là gì?

Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer là gì?

Dán sứ Veneer là phương pháp nha khoa thẩm mỹ phổ biến giúp mọi người có được nụ cười rạng rỡ mà vẫn bảo tồn được răng thật mà không cần can thiệp xâm lấn. Tuy nhiên, đối với những người mới biết tới phương pháp này, có thể sẽ có những thắc mắc về ưu nhược điểm của dán sứ Veneer. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây của Nha khoa Việt Ý mang đến cho bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu sơ lược về dán sứ Veneer

Dán răng sứ hay còn gọi là dán sứ Veneer,  là phương pháp làm đẹp răng hiện đại sử dụng mặt dán sứ có độ dày chỉ 0,3 – 0,5 mm. Mỗi lớp sứ được thiết kế dựa trên kích thước và màu sắc của từng chiếc răng.

Trước khi đặt mặt dán sứ lên răng, bác sĩ sẽ mài không quá 10% men răng ở mặt trước. Đây là giải pháp tuyệt vời dành cho những khách hàng muốn bảo tồn chiếc răng thật và hạn chế ảnh hưởng đến tủy răng. Thông qua sự kết hợp giữa công nghệ kỹ thuật số và công nghệ sản xuất miếng sứ cao cấp, dán sứ Veneer luôn đảm bảo hội tụ đầy đủ độ cứng, khả năng chịu lực và tiêu chuẩn độ che phủ cao.

Các tình trạng răng miệng nên sử dụng phương pháp dán sứ Veneer bao gồm:

  • Răng bị sứt mẻ nhẹ do chấn thương.
  • Thưa 2 răng cửa ở mức độ nhẹ.
  • Răng hơi lệch lạc hoặc phát triển không đều và có nhiều hình dạng khác thường.
  • Răng bị đổi màu do hút thuốc, dùng thuốc kháng sinh,…

Tìm hiểu sơ lược về dán sứ Veneer

Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer là gì?

Ưu điểm

Hiện nay, mặt dán sứ Veneer được sử dụng phổ biến hơn trong phục hình răng thẩm mỹ bởi chúng có những ưu điểm vượt trội sau:

Tính thẩm mỹ cao

Mặt dán sứ có độ trong suốt cao và có màu sắc tương tự như ngà răng. Vì vậy, nhiều người đánh giá cao ưu điểm của mặt dán sứ Veneer, có thể khắc phục khuyết điểm răng hiệu quả và mang lại nụ cười mới đẹp, rạng rỡ hơn mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên khó phát hiện bằng mắt thường.

Hạn chế mài răng

Nếu phương pháp chụp sứ toàn phần cần phải mài răng thì mặt dán sứ thường chỉ được dán ở mặt ngoài của răng, hạn chế tối đa sự xâm lấn vào răng tự nhiên. Nếu cần mài răng, bác sĩ sẽ tính toán tốc độ mài chính xác để hạn chế tổn thương mô răng thật và không ảnh hưởng đến chức năng răng.

Cảm giác ăn nhai thoải mái

Lợi ích tiếp theo của mặt dán sứ Veneer là khách hàng có thể ăn nhai, sinh hoạt bình thường mà không có cảm giác khó chịu, vướng víu. Vì bề mặt mặt dán sứ siêu mỏng (chỉ 0,3-0,5 mm) nên sau khi dán sẽ hoàn toàn vừa khít với răng thật, mang lại khả năng ăn nhai tốt và giúp mặt dán không bị bong tróc.

Cảm giác ăn nhai thoải mái

Đảm bảo độ bền cao

Tuổi thọ trung bình của dán sứ Veneer là 8-10 năm. Tuy nhiên, với kỹ thuật dán sứ tốt của bác sĩ, cùng với chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp, mặt dán sứ có thể tồn tại lâu hơn rất nhiều.

Không đau, không ê buốt

Khi tìm hiểu về ưu nhược điểm của dán sứ Veneer, nhiều khách hàng nhận thấy kỹ thuật này không gây đau đớn hay cảm giác ê buốt, khó chịu. Sở dĩ như vậy là do mặt dán sứ chỉ mài một lớp mỏng ở mặt ngoài răng với tỷ lệ rất nhỏ, không làm bào mòn mô răng hay ảnh hưởng đến tủy răng.

Nhược điểm

Nhiều người lo lắng về tác hại của việc lạm dụng mặt dán sứ Veneer. Mỗi phương pháp phục hình răng đều có những hạn chế riêng và mặt dán sứ cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số nhược điểm của mặt dán răng sứ mà bạn nên cân nhắc trước khi quyết định có nên dán sứ Veneer hay không.

Hạn chế người dùng

Nhược điểm đầu tiên phải kể đến khi sử dụng mặt dán răng sứ chính là hạn chế của người sử dụng. Dán sứ Veneer chỉ có hiệu quả khi vấn đề răng miệng ở mức độ nhẹ. Đối với những vấn đề nghiêm trọng hơn, bạn phải tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ để tìm ra phương án điều trị thích hợp.

Không phù hợp với người nghiến răng

Để đáp ứng yêu cầu mài không quá 10% số răng, lớp mặt dán sứ cũng khá mỏng. Ngoài ra, vùng phủ của mặt dán sứ chỉ ở xung quanh mặt trước của răng và vùng cắn nên không chịu được áp lực lớn khi nghiến răng trong thời gian dài.

Tổn thương tủy răng nếu mài quá mức

Trên thực tế, mặt dán sứ không gây tổn thương tủy răng vì không cần phải mài răng quá nhiều. Trong một số trường hợp, răng dán sứ thậm chí có thể được dán mà không cần mài răng hay xâm lấn men răng. Nhưng trong một số trường hợp, nếu chọn sai bác sĩ có tay nghề kém, họ có thể vô tình mài răng quá nhiều trong quá trình điều trị, ảnh hưởng tiêu cực đến tủy răng.

Tổn thương tủy răng nếu mài quá mức

Chi phí dán cao

Tuy độ dày rất mỏng nhưng giá thành mặt dán sứ không hề thua kém so với phương pháp bọc răng sứ. Chi phí cũng tăng lên nếu dán nhiều răng.

Làm tổn thương tổ chức nha chu

Trên thực tế, dán sứ có khả năng làm tổn thương mô nha chu. Răng chắc khỏe hơn khi có hệ thống dây chằng nha chu bao quanh. Nếu thiết bị máy móc không được khử trùng trong quá trình dán răng sứ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nướu và tổn thương nha chu.

Trên đây là những chia sẻ về ưu nhược điểm của dán sứ Veneer. Hy vọng khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về phương án này và cân nhắc trước khi thực hiện. Tuy nhiên, khách hàng không cần quá lo lắng, bởi mặt dán sứ vẫn được coi là sự lựa chọn an toàn cho vẻ đẹp răng miệng bởi không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc của răng thật và có thể sử dụng lâu dài nếu có cách chăm sóc răng miệng tốt.

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT VIỆT Ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *