Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer không mài răng

Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer không mài răng

Kỹ thuật dán sứ Veneer không mài răng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Với phương pháp này, những khiếm khuyết về răng sẽ được cải thiện mà không cần phải mài răng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn hoài nghi về chất lượng cũng như giá thành của phương pháp này. Nếu bạn là một trong số đó thì đừng bỏ qua bài viết này của Nha khoa Việt Ý nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Dán sứ Veneer không mài răng là gì?

Dán sứ hay còn được gọi là dán sứ Veneer. Đây là một trong những kỹ thuật giúp cải thiện các khiếm khuyết về răng như: răng xỉn màu, sâu răng, ố vàng, men răng bị hư tổn,… bằng cách dán mặt sứ Veneer lên trên răng thật.

Không giống như phương pháp bọc răng sứ, dán sứ Veneer không cần mài răng nhiều vì mặt dán có độ dày từ 0,3 đến 0,5 mm và được chế tạo theo từng kích cỡ răng riêng lẻ bằng công nghệ 3D CAD/CAM hiện đại.

Vì không cần mài răng nên hạn chế tối đa sự xâm lấn vào mô răng thật, đồng thời khách hàng sẽ không cảm thấy đau nhức hay ê buốt mà hoàn toàn thoải mái, nhẹ nhàng trong suốt quá trình điều trị. Đây cũng là một trong những ưu điểm nổi trội nhất của kỹ thuật dán sứ Veneer không mài răng.

Dán sứ Veneer không mài răng là gì?

Ưu, nhược điểm của dán sứ Veneer không mài răng

Bất kỳ phương pháp thẩm mỹ răng nào cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Khách hàng nên tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt về kỹ thuật dán sứ Veneer không mài răng trước khi quyết định có nên thực hiện hay là không.

Ưu điểm

  • Quá trình làm mặt dán sứ Veneer không cần mài răng không gây đau đớn vì đây là kỹ thuật thẩm mỹ ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật.
  • Trong quá trình thực hiện dán sứ được đảm bảo an toàn tuyệt đối .
  • Răng thật có thể được bảo tồn tối đa.
  • Dán sứ Veneer không mài răng đảm bảo không ảnh hưởng đến tủy và các mô mềm xung quanh răng.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng và không cần phải chờ đợi quá lâu.
  • Dán sứ Veneer không cần mài răng có thể ngăn chặn hiệu quả tình trạng mất răng vĩnh viễn khi cấu trúc răng bị suy giảm.

Ưu, nhược điểm của dán sứ Veneer không mài răng

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên thì phương pháp này vẫn còn những nhược điểm nhất định. So với các phương pháp truyền thống, dán sứ Veneer không mài răng có một số điểm hạn chế như:

  • Tính thẩm mỹ đạt được không cao lắm.
  • Răng mới không được đảm bảo có hình dạng và kích thước tự nhiên.
  • Nhìn chung, dán sứ Veneer không mài răng sẽ có hơi tròn và dày hơn một chút. Ngoài ra, độ trong và độ mỏng không được đảm bảo.
  • Dán sứ Veneer không mài răng khiến bạn có nguy cơ bị viêm nướu, đổi màu đường viền,…
  • Độ bền không cao nên bạn phải hết sức cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày. Tránh làm sứt mẻ hoặc bong tróc mặt dán sứ khi nhai.
  • Không áp dụng cho răng bị đổi màu nặng hoặc bị hô mặt ngoài.

Phương pháp dán sứ Veneer không mài răng này sẽ đánh trúng tâm lý đến nhiều khách hàng. Tuy nhiên, bạn nên biết trường hợp nào có thể thực hiện được, trường hợp nào không nên thực hiện. Tốt nhất bạn nên đến trực tiếp các nha khoa để được bác sĩ thăm khám và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Những trường hợp nên dán sứ Veneer

  • Răng thưa và có khe hở nhỏ giữa các răng gây mất thẩm mỹ.
  • Răng bị sứt mẻ, nứt hoặc mòn và chân răng bị ngắn.
  • Răng lệch lạc nhẹ và kích thước răng không đồng đều.
  • Răng hô, vẩu, móm mức độ nhẹ.
  • Răng bị đổi màu, nhiễm kháng sinh tetracycline, ố vàng và không thể tẩy trắng.

Những trường hợp nên dán sứ Veneer

Những điều cần lưu ý sau khi dán sứ Veneer thành công

Tuổi thọ của mặt dán sứ Veneer phụ thuộc phần lớn vào cách bạn chăm sóc răng miệng. Đặc biệt với một số trường hợp dán sứ Veneer không mài răng thì bạn cần cẩn thận hơn khi vệ sinh. Vì vậy, khi thực hiện thành công dán sứ veneer, bạn cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

  • Hãy vệ sinh răng miệng thường xuyên sau mỗi bữa ăn và sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, mịn để làm sạch răng tốt nhất. Bạn nên kết hợp dùng chỉ nha khoa với nước súc miệng chuyên dụng để ngăn ngừa hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn có hại.
  • Sử dụng thức ăn mềm, nấu chín hoặc hầm. Không nên sử dụng những thực phẩm quá cứng hoặc quá dai. Tránh sử dụng các loại thực phẩm có độ bám dính cao như kẹo cao su để tránh các bệnh lý ở môi trường miệng.
  • Hạn chế thực phẩm có chứa màu, đặc biệt là nước sốt, nước ngọt hoặc đồ uống có ga.
  • Hãy đến gặp nha sĩ khoảng 6 tháng một lần để kiểm tra định kỳ nhằm giúp bác sĩ xác định tình trạng tốt nhất của miệng bạn.

Hy vọng bài viết này của Nha khoa Việt Ý có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề dán sứ Veneer không mài răng. Nếu bạn có nhu cầu dán sứ Veneer hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám và tư vấn đảm bảo quá trình thực hiện dán sứ Veneer có được kết quả thành công.

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT VIỆT Ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *