Răng khôn mọc khi đang cho con bú là điều không một người mẹ nào mong muốn xảy ra. Bởi cơn đau khi mọc răng khôn có thể khiến người mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, dẫn đến việc cho con bú giảm sút đáng kể. Vậy phụ nữ đang cho con bú có nhổ răng khôn được không? Hãy đọc bài viết dưới đây của Nha khoa Việt Ý để tìm được câu trả lời phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Mức chi phí nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?
- Sự thật về nhổ răng khôn có đau không?
- Có nên nhổ răng khôn không? Khi nào nên nhổ răng khôn?
- Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Khi nào nên và không nên nhổ?
Những vấn đề thường gặp do răng khôn gây ra
Phụ nữ đang cho con bú nhổ răng khôn được không? Trước khi tìm câu trả lời hãy xem một số vấn đề thường gặp do răng khôn gây ra để có thêm căn cứ trả lời. Khi răng khôn mọc lên, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường như là:
- Sưng nướu: Nướu bị sưng đau là một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi mọc răng khôn. Nguyên nhân là do răng khôn thường có kích thước lớn, mọc chen chúc dưới nướu, chưa mọc lên gây ra hiện tượng nướu bị sưng tấy và đau.
- Sưng má: Răng khôn mọc ngầm đâm xuyên trực tiếp qua răng số 7 gây nhiễm trùng, khiến nướu sưng to hơn bình thường khiến mạch máu sưng lên dẫn đến sưng má.
- Sốt: Răng khôn có thể gây đau dữ dội, thậm chí sốt hoặc sưng hạch ở cổ.
- Mủ: Răng khôn mọc lên có thể khá nguy hiểm nếu kèm theo mủ. Đây là tình trạng áp xe răng khôn, răng khôn bị kẹt một phần ở phía dưới và thức ăn bị mắc lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
- Đau: Cơn đau vẫn có thể đi kèm khi răng khôn mọc. Bạn có thể cảm thấy đau ở vùng trong cùng của nướu, kèm theo cảm giác khó chịu và đau nhức.
Khi nào phụ nữ đang cho con bú cần nhổ răng khôn
Răng khôn có thể mọc thẳng, mọc lệch hoặc mọc ngầm. Trường hợp răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng và không gây khó chịu gì thì các mẹ có thể tạm hoãn việc nhổ răng. Tuy nhiên, nếu răng khôn gặp phải một trong các tình trạng dưới đây thì cần phải nhổ bỏ răng khôn ngay:
- Răng khôn sâu viêm ảnh hưởng tới tủy.
- Răng khôn bị viêm và nhiễm trùng gây sốt, đau nhức.
- Răng khôn mọc lệch lấn át các răng khác.
- Răng khôn gây giắt thức ăn, khó vệ sinh.
Việc mọc những chiếc răng khôn trên chắc chắn sẽ mang lại cảm giác đau nhức, khó chịu cho mẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ, từ đó làm giảm đáng kể chất lượng sữa. Khi bé còn quá nhỏ, dưới 6 tháng tuổi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của bé nên khi sữa mẹ bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé.
Phụ nữ đang cho con bú có nhổ răng khôn được không?
Trong quá trình điều trị nha khoa, nhổ răng nói chung và răng khôn nói riêng đều yêu cầu sử dụng thuốc gây tê để giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết lượng thuốc tê sử dụng thường ít, tan nhanh và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sữa của người mẹ.
Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Phụ nữ đang cho con bú có nhổ răng khôn được không? ” là “Có”. Tuy nhiên, người thực hiện nhổ răng khôn cần phải có sức khỏe ổn định và không mắc các bệnh lý sau:
- Các bệnh cấp tính như viêm nướu, viêm quanh thân răng, chân răng phải được điều trị trước khi nhổ răng khôn. Nếu nhổ răng khôn khi đang bị mắc các bệnh lý trên sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng,…
- Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi nhổ răng khôn.
- Người mẹ bị động kinh hoặc bệnh tâm thần cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi nhổ răng khôn.
Những điều lưu ý nhổ răng khôn khi đang cho con bú
- Khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ cần sử dụng thuốc gây tê để đảm bảo bạn không cảm thấy đau trong quá trình nhổ răng khôn. Thuốc gây tê có thể có trong sữa mẹ và tan trong vòng khoảng 4 – 5 giờ sau khi gây tê. Vì vậy, mẹ có thể cho con bú trước khi gây tê hoặc có thể vắt sữa để cho con bú vào bữa ăn tiếp theo. Khoảng 6 – 10 giờ sau khi nhổ răng, mẹ có thể cho con bú bình thường.
- Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau. Các loại thuốc bác sĩ sử dụng ít hoặc không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ cũng nên cho trẻ bú trước khi dùng thuốc để hạn chế ảnh hưởng của thuốc lên sữa mẹ nếu có.
- Mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý và đầy đủ sau khi nhổ răng để phục hồi nhanh chóng.
- Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng rất quan trọng vì mẹ cần đảm bảo chất lượng sữa cho bé. Sau khi nhổ răng, mẹ nên chuyển sang ăn các thức ăn mềm, không nhai quá nhiều như: cháo, canh, bún,…hoặc các thức ăn xay nhuyễn. Tránh ăn thực phẩm quá nóng hoặc cứng vì điều này có thể gây bất lợi cho quá trình cầm máu và hồi phục vết thương.
Các mẹ đang cho con bú cần chú ý hơn sau khi nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và việc ăn uống của bé. Không phải lo lắng việc nhổ răng khôn ảnh hưởng đến chất lượng sữa, cũng không phải chịu đựng những cơn đau và nhiễm trùng do răng khôn gây ra.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng các mẹ có thể giải đáp được câu hỏi “đang cho con bú có nhổ răng khôn được không?” Để tránh những ảnh hưởng xấu đến con, các mẹ đang cho con bú muốn nhổ răng khôn cần hiểu rõ những lưu ý trong bài viết này.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT VIỆT Ý
- Địa chỉ: 102 Nguyễn Ái Quốc, Tân Biên, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
- Hotline: 02513 883 818 – 0942 266 926
- Website: nhakhoaviety.com
- Facebook: Nha Khoa Việt Ý – Bs Dương và Cộng Sự