Răng khôn mọc lệch gây ra hàng loạt phiền toái ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lẫn tổng thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn do dự khi nhổ răng vì sợ chảy máu quá nhiều và có thể gây tổn thương dây thần kinh. Nhiều người thắc mắc về việc nhổ răng khôn chảy máu bao lâu thì hết. Bài viết dưới đây của Nha khoa Việt Ý sẽ giải quyết những băn khoăn này của nhiều người.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị tê môi sau khi nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
- Nhổ 2 răng khôn cùng lúc có nguy hiểm không?
- Nhổ răng khôn sưng bao lâu mới hết?
- Nhổ răng khôn bao lâu thì súc miệng nước muối?
Những biểu hiện bình thường sau khi nhổ răng
- Đau: Bệnh nhân có thể cảm thấy đau khi thuốc tê hết tác dụng, cảm giác khó chịu này có thể kéo dài khoảng 3 ngày rồi giảm dần tùy theo mức độ nghiêm trọng của phẫu thuật. Thuốc giảm đau theo toa có thể làm giảm đáng kể cơn đau này mà không gây ra tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài quá 3 ngày và tăng dần hoặc kéo dài cả tuần sau đó thì cần đến bác sĩ để được khám và điều trị.
- Chảy máu: Sau khi cắn gạc trong khoảng 30 phút, máu sẽ ngừng chảy. Nếu máu rỉ ra rất ít dẫn đến nước bọt hơi hồng trong 24 giờ đầu tiên thì đó không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nếu cắn vào gạc mà máu vẫn tiếp tục chảy, dẫn đến ướt đẫm gạc hoặc máu tươi chảy đầy miệng thì được coi là bất thường.
- Sưng tấy: Thường xảy ra vào ngày thứ 2 và thường kéo dài trong khoảng 3-5 ngày sau khi nhổ răng. Nếu vết sưng vẫn tiếp tục hoặc tăng lên cùng với cơn đau dữ dội và sốt sau 3-5 ngày, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Trong những trường hợp như vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp.
- Há miệng hạn chế sau khi nhổ răng khôn: Thường do vùng góc hàm sau khi nhổ răng bị sưng tấy, kích thích cơ cắn gây co cứng cơ, tổn thương cơ và chảy máu tại chỗ. Triệu chứng này thường giảm dần và biến mất trong vòng 2-3 ngày sau khi nhổ răng. Nếu việc há miệng bị hạn chế và tiếp tục kéo dài hơn 1 tuần là bất thường và cần đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và cách xử trí thích hợp.
- Tê bì: Bệnh nhân có thể bị tê ở vùng nửa dưới hàm phía sau vị trí nhổ răng khôn nhưng vẫn có thể ăn nhai. Các nguyên nhân thông thường là tiêm vào dây thần kinh trong quá trình gây tê hoặc chèn ép dây thần kinh do mảnh xương từ ổ răng, hoặc thậm chí chấn thương dây thần kinh trong khi phẫu thuật. Thông thường, những triệu chứng này sẽ hết trong vòng vài tuần. Nếu tình trạng tê bì vẫn tiếp diễn sau 6 tháng, nên đến bác sĩ để được khám và điều trị.
Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu thì hết?
Thời gian chảy máu sau khi nhổ răng thường kéo dài từ 30 đến 60 phút rồi ngừng hẳn. Điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nhổ răng khôn chảy máu bao lâu thì hết còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
- Nếu một người có cơ địa tốt và da lành tính thì khi nhổ răng, máu sẽ ngừng chảy nhanh hơn bình thường. Ngược lại, nếu cơ địa không tốt thì thời gian chảy máu sẽ lâu hơn.
- Khi nhổ răng, nếu bệnh nhân bị sốt, sức khỏe kém, hoặc mắc các bệnh lý như máu khó đông, giảm tiểu cầu… thì sau khi nhổ răng khôn, quá trình chảy máu sẽ kéo dài hơn, chảy máu nhiều hơn so với người bình thường.
- Sự phức tạp của việc nhổ răng khôn có thể ảnh hưởng đến thời gian chảy máu. Nếu răng mọc lệch hoặc mọc ngầm vị trí khó tiếp cận, quá trình nhổ răng có thể cần nhiều tác động hơn đối với mô mềm và xương trong ổ răng. Do đó, vết thương có khả năng chảy máu lâu hơn trong và sau khi nhổ răng.
- Phụ nữ trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc người đang uống thuốc đông máu,… cũng có thể góp phần làm tăng chảy máu trong quá trình nhổ răng khôn. Điều này có thể kéo dài thời gian đông máu và lành vết thương, dẫn đến thời gian chảy máu kéo dài.
Cách chăm sóc để vết thương nhanh lành sau nhổ răng khôn
Để vết thương phục hồi nhanh chóng sau khi nhổ răng khôn, khi về nhà chúng ta nên:
- Mua một số miếng bông, gạc y tế, nước muối sinh lý, túi vải để đựng đá, bàn chải đánh răng mềm cho trẻ em.
- Nghỉ ngơi, đảm bảo tinh thần thoải mái.
- Giảm sưng đau bằng phương pháp chườm đá. Cho vài viên đá vào túi vải, bọc lại và chườm lên vùng má trong khoảng 15 phút. Bắt đầu từ ngày thứ hai, nhúng khăn ấm vào nước dưới 50°C, vắt kiệt nước rồi đắp lên má trong 15 phút. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu và làm tan vết bầm tím.
- Không nên vội ăn ngay vì có thể làm ảnh hưởng đến vết thương và dẫn đến chảy máu nhiều ở miệng.
- Đợi cục máu đông hình thành.
- Ăn các thức ăn mềm, lỏng như súp, cháo, các món được ninh nhừ,… Kết hợp các loại đồ uống giàu vitamin như nước cam, nước táo, dâu tây và dưa hấu để tăng cường sức đề kháng.
- Tránh ăn thức ăn cứng, giòn, đồ chiên rán, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, các món cay và chua.
Việc cầm máu sau khi nhổ răng tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng xác định được cách thực hiện an toàn và hiệu quả nhất. Trong trường hợp tình trạng chảy máu nhiều sau khi nhổ răng, tốt nhất bạn nên đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám kịp thời và có hướng điều trị thích hợp.
Hy vọng qua bài viết mà Nha khoa Việt Ý chia sẻ trên, đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về việc “nhổ răng khôn chảy máu bao lâu thì hết?” Nếu còn những thắc mắc khác liên hệ ngay Nha khoa Việt Ý qua số hotline để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT VIỆT Ý
- Địa chỉ: 102 Nguyễn Ái Quốc, Tân Biên, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
- Hotline: 02513 883 818 – 0942 266 926
- Website: nhakhoaviety.com
- Facebook: Nha Khoa Việt Ý – Bs Dương và Cộng Sự