Niềng răng ngày càng trở nên phổ biến là phương pháp điều trị nha khoa được nhiều người chọn lựa để điều chỉnh vị trí của răng bị hô hay xô lệch. Tuy nhiên, sâu răng là một vấn đề phổ biến và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Vậy liệu răng sâu có niềng được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về khả năng niềng răng trong trường hợp sâu răng nhé.
Răng sâu có niềng được không?
Một trong những thắc mắc mà các bác sĩ Nha khoa Việt Ý nhận được trong quá trình thăm khám, điều trị các vấn đề về răng miệng của mọi người chính là “Răng sâu có niềng được không?”.
Trên thực tế, tùy vào tình trạng, mức độ sâu răng của từng người để bác sĩ có thể kết luận. Tuy nhiên, việc niềng răng khi đang bị sâu có thể sẽ gặp phải nhiều rủi ro như không đảm bảo độ chắc chắn, có thể dẫn tới gãy rụng, mất răng,… do mô răng đã bị phá huỷ, suy yếu.
Do vậy, để có thể đảm bảo quá trình chỉnh nha đạt được hiệu quả cao nhất, các bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh điều trị các bệnh lý về răng miệng trước, trong đó bao gồm cả sâu răng. Bên cạnh đó, việc điều trị sâu răng sớm sẽ giúp làm giảm các cơn đau nhức, khó chịu.
Đồng thời, tránh làm cho tình trạng sâu răng tiến triển nặng thêm bởi quá trình niềng răng có thể kéo dài, gắn hệ thống khí cụ phức tạp làm ngăn cản việc tiếp cận để loại bỏ các tổn thương do sâu răng.
Những cách xử lý sâu răng trước khi niềng
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng sâu để chỉ định phương án điều trị phù hợp, dựa trên nguyên tắc bảo tồn mô răng nhất có thể, hạn chế tác động, làm tổn thương tuỷ răng và các mô mềm quanh răng.
Trường hợp răng sâu nhẹ
Với những trường hợp răng sâu nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị trước khi niềng răng. Nhằm đảm bảo răng sâu không lây lan sang các răng khỏe mạnh khác và không ảnh hưởng đến khí cụ niềng răng.
Nếu răng sâu mới chớm xuất hiện những lỗ đen li ti thì bác sĩ sẽ bổ sung florua. Còn với trường hợp răng sâu lớn hơn một chút, bác sĩ sẽ loại bỏ các vết sâu và trám lại. Sau đó mới bắt đầu niềng răng cho bạn.
Trường hợp răng sâu nặng tới tủy
Với những trường hợp sâu răng nặng, đã dẫn đến viêm tủy thì phương pháp hàn trám không còn được hiệu quả. Phương pháp tối ưu là chữa tủy và phục hình lại bằng bọc răng sứ.
Bạn nên ưu tiên lựa chọn các mão răng toàn sứ, đảm bảo tính tương thích sinh học cao, không gây kích ứng, không bị oxi hóa làm đen viền. Bên cạnh đó, độ bền, khả năng chịu lực của răng toàn sứ cực kỳ cao. Nhờ vào đó sẽ có thể chịu được lực tác động từ các khí cụ niềng răng được tốt hơn.
Trường hợp sâu vỡ hết thân răng
Đối với trường hợp thân răng bị vỡ gần hết do sâu răng thì không thể nào niềng răng ngay được. Bởi vì lúc đó diện tích răng không đủ để gắn các khí cụ. Trước tiên bác sĩ sẽ điều trị răng sâu và khôi phục thân răng rồi mới niềng răng.
Nếu như bác sĩ đánh giá thân răng còn lại đủ để bọc răng sứ thì sẽ tiến hành chữa sâu răng rồi phục hình răng sứ kết hợp niềng răng. Nếu như thân răng đã bị vỡ quá nhiều, không thể phục hình răng sứ thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng, sau đó tùy thuộc vào phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ có phương án xử lý phù hợp.
Làm thế nào để tránh sâu răng khi đang trong quá trình niềng răng?
Một vấn đề Khách hàng lo lắng nữa là bị sâu răng trong khi niềng răng. Điều này cũng dễ hiểu vì khi chúng ta gắn khí cụ lên răng, các khí cụ sẽ cản trở khiến cho việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn, đồng thời thức ăn dễ dắt vào khí cụ và kẽ răng.
Lúc này các mảng bám thức ăn bám quanh răng và khí cụ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Nếu không chịu khó vệ sinh kỹ lưỡng theo chỉ định của Bác sĩ thì cũng dễ bị sâu răng, viêm nướu… khi niềng răng. Để hạn chế bị sâu răng khi niềng răng, bạn cần chăm sóc răng đúng cách như sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng sau mỗi bữa ăn là điều cần thiết đối với Khách hàng niềng răng. Sử dụng bàn chải lông mềm kết hợp bàn chải kẽ để loại bỏ các thức ăn trên răng và mắc cài. Sau đó dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn còn sót lại. Cuối cùng dùng nước súc miệng và máy tăm nước để làm sạch sâu và diệt vi khuẩn.
Chế độ ăn uống đặc biệt khi niềng răng
Khi niềng răng, bạn sẽ không thể thoải mái ăn uống như khi chưa niềng, mà cần tuân theo một số chỉ định, bao gồm:
- Không ăn thức ăn quá dai cứng để tránh việc bung sút khí cụ và tổn thương răng.
- Không ăn thức ăn giàu đường, dễ bám dính vì chúng sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và tấn công răng.
- Không ăn thực phẩm chứa nhiều axit trước khi ngủ.
- Hạn chế thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm tăng độ nhạy cảm ở răng.
- Ăn đa dạng thức ăn để cung cấp đủ dinh dưỡng nhưng cần nấu mềm và cắt nhỏ thức ăn.
- Không hút thuốc lá, hạn chế thức uống có cồn, thực phẩm gây màu.
Thăm khám định kỳ
Khi niềng răng, bạn sẽ cần thăm khám nha khoa định kỳ để Bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng, quá trình dịch chuyển răng và điều chỉnh khí cụ theo phác đồ điều trị. Bạn cần tuân thủ lịch thăm khám để có thể tháo niềng đúng hẹn và đảm bảo kết quả như mong muốn.
Nếu bạn đang phân vân về việc răng sâu có niềng được không, những thông tin được chia sẻ trong bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cả quá trình điều trị răng sâu và niềng răng đều đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm lâu năm từ phía bác sĩ, cùng với trình độ chuyên môn cao và sự sử dụng trang thiết bị hiện đại để đạt được kết quả như mong muốn. Do đó, quan trọng nhất là bạn nên chọn lựa một địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng cao để thực hiện quá trình điều trị của mình.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT VIỆT Ý
- Địa chỉ: 102 Nguyễn Ái Quốc, Tân Biên, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
- Hotline: 02513 883 818 – 0942 266 926
- Website: nhakhoaviety.com
- Facebook: Nha Khoa Việt Ý – Bs Dương và Cộng Sự