Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Để giữ được sự ổn định của mắc cài và không làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng thì việc quan tâm đến chế độ ăn uống sau khi niềng răng là điều rất quan trọng. Vậy niềng răng bao lâu thì ăn được cơm? Cùng Nha khoa Việt Ý tìm hiểu ngay nhé.

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Theo ý kiến của các chuyên gia về răng miệng, bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường khi đang trong quá trình niềng răng. Sau 1 đến 3 ngày niềng răng, bạn đã có thể dùng cơm. Tuy vậy, ở giai đoạn mới niềng răng, bạn nên đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống nếu như không muốn kết quả niềng răng bị ảnh hưởng.

Sau khi đeo niềng răng khoảng từ 1 đến 2 tuần, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến việc ăn uống. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể của bạn chưa kịp thích nghi với sự xuất hiện của dây cung và mắc cài ở trong miệng. Khi ấy, việc ăn uống sẽ trở nên bất tiện và khiến cho việc ăn cơm trở nên mất ngon.

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Bên cạnh đó, vào thời điểm khi mới niềng răng, lực tác động từ phần dây cung lên răng sẽ gây cho bạn cảm giác ê buốt rất khó chịu. Việc ăn uống hằng ngày với những món ăn như rau củ quả, cơm… sẽ khiến cho cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Chính vì vậy, ở giai đoạn này, bạn nên dùng những món ăn như súp, cháo để có thể hạn chế hoạt động nhai nghiền thức ăn, hạn chế tình trạng đau nhức xảy ra.

Niềng răng nên kiêng gì?

Để bảo vệ răng toàn diện nhất trong quá trình đeo niềng, bạn cần chú ý thêm những món cần kiêng theo gợi ý sau đây:

Các loại thực phẩm cứng

Khi ăn các đồ cứng như xương, kẹo, đá viên… răng và hàm phải vận động nhiều, gây cảm giác đau nhức. Đồng thời, những loại đồ ăn cứng sẽ gây tác động lớn lên bề mặt răng, vị trí mắc cài và dây cung. Nhiều trường hợp do ăn đồ cứng khiến dây cung bị đứt hoặc bung khay niềng ra khỏi răng.

Các loại thực phẩm dẻo, dính

Niềng răng không nên ăn gì? Chính là những loại thực phẩm có tính dẻo, dính như bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo… bởi khi ăn hàm răng phải hoạt động nhiều và liên tục. Điều này khiến tình trạng đau nhức răng thêm trầm trọng, chưa kể thức ăn dẻo rất dễ dính trên mắc cài và khó vệ sinh. Lâu dần tạo thành các mảng bám vôi răng và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra các bệnh lý răng miệng.

Niềng răng nên kiêng gì?

Các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiệt độ của thức ăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến lớp men răng. Bên cạnh đó, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều tác động tới mắc cài và dây cùng, gây ra hiện tượng giãn nở hoặc co lại.

Các loại thực phẩm giòn, nhiều vụn

Những món ăn giòn, nhiều vụn như bánh mì, bánh quy, bim bim,… cần phải hạn chế khi niềng răng. Bởi vụn thức ăn có thể bám sâu trong mắc cài hoặc các khe răng mà bạn rất dễ bỏ sót khi vệ sinh. Lâu ngày gây nên các bệnh lý răng miệng làm kéo dài thời gian và ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

Bánh kẹo, thực phẩm nhiều đường

Các loại thực phẩm như bánh kẹo, thức ăn nhanh,… chứa rất nhiều tinh bột và đường, làm tăng nguy cơ sản sinh axit gây sâu răng hoặc nhiều bệnh lý răng miệng khác.

Niềng răng nên kiêng gì?

Lưu ý về chế độ ăn uống sau khi niềng răng

Để không ảnh hưởng đến mắc cài, khi niềng răng, bạn nên chú ý đến cách ăn như sau:

Cắt nhỏ thức ăn trước khi dùng

Trong giai đoạn niềng răng, bạn nên tránh sử dụng những đồ ăn quá dai, cứng, thức ăn dễ bám vào trong răng. Bên cạnh đó, bạn hãy cắt nhỏ thức ăn trước khi sử dụng. Cách này sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau và bảo vệ răng tránh khỏi hư hại.

Nhai bằng răng hàm

Đa số chúng ta đều không nghĩ quá nhiều tới việc sử dụng răng nào để nhai thức ăn. Tuy vậy, khi mới chỉnh hoặc lắp niềng răng thì răng của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, bạn nên nhai thức ăn bằng răng hàm, vốn có cấu tạo tốt hơn và dày hơn để làm thuyên giảm các cơn đau tại vùng răng cửa.

Lưu ý về chế độ ăn uống sau khi niềng răng

Khi nhai, bạn nên tránh nhai thức ăn hoặc xé thức ăn ra bằng răng cửa. Nếu như không quen với việc đưa nĩa vào sâu bên trong miệng và lo lắng về việc cắn trúng nĩa, bạn hãy dùng tay để cầm thức ăn rồi đặt thức ăn vào vị trí mà có thể nhai bằng răng hàm.

Ăn chậm

Trong những ngày đầu mới lắp niềng răng, răng quá đau sẽ khiến bạn không thể ăn uống nhiều. Tuy nhiên, việc ăn chậm là điều rất quan trọng. Việc ăn với tốc độ quá nhanh sẽ có thể khiến cho răng bị viêm hoặc đau. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do dây chằng và xương hỗ trợ răng ở trong miệng đã bị yếu sẵn do phải gánh chịu lực từ mắc cài giúp chỉnh răng thẳng hàng.

Uống nhiều nước khi ăn

Cách này sẽ giúp bạn nuốt thức ăn dễ hơn nếu như thức ăn dễ nhai. Bên cạnh đó, việc uống nước cũng sẽ giúp bạn được rửa sạch phần thức ăn bám ở trong niềng răng. Từ đó sẽ hạn chế các bệnh lý về răng miệng.

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm? Vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua phần trên bài viết. Hy vọng bạn sẽ có được cho mình những kiến thức bổ ích về việc chăm sóc răng khi niềng để có được hàm răng đẹp như ý muốn.

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT VIỆT Ý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *