Răng khôn mọc lệch là nỗi ám ảnh của nhiều người khi cảm nhận được cơn đau, tác hại của việc răng khôn mọc lệch ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải cơn đau này, răng khôn mọc lệch nhưng không đau có nên nhổ bỏ không? Hãy cùng Nha khoa Việt Ý tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Biến chứng sau khi nhổ răng khôn có thể xảy ra là gì?
- Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome là gì?
- Những cách vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn
- Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không?
Khi nào thì nên nhổ răng khôn?
Răng khôn không phải lúc nào cũng cần phải nhổ bỏ. Tùy thuộc vào sự phát triển, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên giữ hoặc loại bỏ nó. Răng khôn cần được nhổ nếu:
- Đau đớn
- Nhiễm trùng tái phát của mô mềm phía sau chân răng trong cùng
- Có u nang, khối u
- Răng bên cạnh bị tổn thương, mắc bệnh nướu răng
- Răng khôn bị sâu
Răng khôn mọc lệch nguy hiểm như thế nào?
Răng khôn mọc lệch nhưng không đau có nên nhổ? Hầu hết răng khôn đều phải nhổ do mọc lệch. Nguyên nhân chính là do khi mọc răng khôn, xương hàm và các răng vĩnh viễn đã phát triển ổn định, vững chắc. Điều này vô tình tạo nên sự tắc nghẽn khiến răng khôn không thể mọc đúng hướng. Răng khôn là “vị khách không mời” trên cung hàm vì tiềm ẩn những nguy cơ sau:
Đau răng
Tại vị trí răng khôn mọc lên, bệnh nhân sẽ có cảm giác răng số 7 bị xô đẩy gây đau nhức, tê buốt. Cảm giác này có thể xuất hiện từng đợt khi răng khôn mọc và có thể tăng lên khi răng khôn mọc ở vị trí số 7, mọc lệch, đâm vào má, sâu răng hoặc nhiễm trùng.
Nướu sưng
Do răng khôn mọc lệch, nướu nơi răng khôn mọc thường bị sưng tấy, thậm chí chảy mủ. Ngoài ra, phần nướu che phủ mặt trên của răng khôn có thể không được loại bỏ hoàn toàn do quá trình mọc răng khôn quá lâu hoặc không tách ra để răng khôn mọc lên, tạo ra khoảng trống giữa bề mặt răng và nướu. Thức ăn giắt vào nướu qua kẽ hở này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng, gây viêm nướu, hôi miệng và ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Sâu răng khôn
Do răng khôn mọc lệch lạc nên dễ bị giắt thức ăn, đồng thời do nằm ở phía sau không dễ vệ sinh nên rất dễ bị sâu hơn các răng khác. Ở giai đoạn đầu của bệnh sâu răng khôn, bệnh nhân không có cảm giác đau nhức nhưng khi ổ sâu xâm lấn đến tủy răng thì bệnh nhân sẽ nhận thấy điều đó. Lúc này răng đã bị tổn thương nghiêm trọng nên việc điều trị răng khôn càng trở nên phức tạp hơn.
Răng khôn làm hư răng số 7
Nếu răng khôn mọc lệch, không đủ chỗ sẽ chèn ép các răng bên cạnh mọc lên. Dưới sức ép rất lớn của răng khôn, răng số 7 có thể bị xô lệch, ảnh hưởng đến các răng khác ở trên hàm. Đồng thời, sâu răng khôn sẽ lây lan qua răng số 7. Do răng hàm số 7 đảm nhận chức năng ăn nhai là chính nên bệnh nhân cần phải nhổ răng khôn để bảo tồn răng số 7 khỏe mạnh.
Răng khôn mọc lệch nhưng không đau có nên nhổ?
Răng khôn mọc lệch tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng, bạn nên nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt. Nhổ răng khôn là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn, ngay cả khi nó không đau.
Răng khôn mọc lệch không đau thường mọc ở răng khôn hàm trên. Tuy không đau nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan trước những rủi ro có thể xảy ra khi răng khôn gây nên. Tác động của răng khôn mọc lệch lên hàm răng diễn ra khá “âm thầm” nên người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và nhổ răng khôn càng sớm càng tốt để tránh những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.
Trước khi chỉ định nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng, kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng, chụp X-quang toàn bộ răng, kiểm tra vị trí chân răng, chẩn đoán hướng mọc, cung hàm xung quanh răng khôn, nơi mọc chân răng… từ đó lên kế hoạch điều trị hợp lý.
Nhổ răng khôn mọc lệch như thế nào?
Răng khôn mọc lệch nhưng không đau có nên nhổ bỏ không? Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, việc nhổ răng khôn đã trở nên đơn giản, an toàn và ít gây đau đớn.
Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, khi răng khôn mọc lệch, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể, chụp phim x-quang toàn bộ hàm răng, xem xét vị trí chân răng, đặc điểm của răng khôn và các răng bên cạnh. Nếu răng khôn mọc lệch khiến nướu bị đỏ, sưng tấy và nhiễm trùng thì bạn cần điều trị nhiễm trùng trước khi nhổ răng khôn.
Xét nghiệm kiểm tra sức khỏe
Để đảm bảo an toàn cho ca phẫu thuật nhổ răng khôn, bệnh nhân sẽ được tiến hành các việc thăm khám cơ bản như đo huyết áp, đo tốc độ đông máu, xét nghiệm máu. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn mắc bệnh tim mạch, bệnh về máu hoặc tiểu đường…
Thực hiện phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn súc miệng và khử trùng khu vực cần nhổ răng trước khi làm thủ thuật. Sau đó là bước gây tê giảm đau, trong quá trình này bệnh nhân vẫn tỉnh táo nhưng không cảm thấy đau, với sự hỗ trợ của các dụng cụ chuyên nghiệp, quá trình nhổ răng diễn ra rất nhanh chóng. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu vết thương để giữ cố định và cầm máu.
Tóm lại, qua bài viết trên, hi vọng bạn đã có câu trả lời cho riêng mình về vấn đề răng khôn mọc lệch nhưng không đau có nên nhổ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Việt Ý để được giải đáp và tư vấn nhé!
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT VIỆT Ý
- Địa chỉ: 102 Nguyễn Ái Quốc, Tân Biên, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
- Hotline: 02513 883 818 – 0942 266 926
- Website: nhakhoaviety.com
- Facebook: Nha Khoa Việt Ý – Bs Dương và Cộng Sự