Sức khỏe răng miệng là một trong những việc đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta, đặc biệt sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ phụ nữ mang thai.
Có một số mẹ bầu cho rằng, sức khỏe răng miệng không liên quan đến sức khỏe của thai kỳ, thế nên có rất nhiều người làm lơ trong việc chăm sóc răng miệng, gây ra hậu quả xấu và hệ lụy về sau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai dễ mắc một số bệnh về răng miệng như viêm nướu, chảy máu nướu và tăng hormone khiến nướu nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Trong số các bệnh kể trên, nguyên nhân chủ yếu là do mẹ bầu không có thói quen vệ sinh răng miệng tốt hoặc ăn quá nhiều thức ăn khi mang thai, đặc biệt là đồ ngon,… lâu dần tạo thành các mảng bám vào kẽ răng, nướu và thân răng.
Nói đến vấn đề cạo vôi răng, chị em phụ nữ mang thai thường có thắc mắc rằng “có bầu cạo vôi răng được không”. Để hiểu rõ hơn về thắc mắc này mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Có nên cạo vôi răng không? Cách ngăn ngừa cao răng hiệu quả
- Cạo vôi răng giá bao nhiêu? Tại sao lại phải cạo vôi răng?
- Cạo vôi răng và tẩy trắng răng bao nhiêu tiền?
- Cạo vôi răng có trắng răng không?
Vôi răng được hình thành như thế nào?
Cao răng hay còn gọi là vôi răng được cấu tạo bởi các hợp chất muối vô cơ và các chất cặn mềm trong nước bọt (có thể là cặn thức ăn hoặc khoáng chất trong miệng,…) Các mảng bám răng được tích tụ và vôi hóa dần cứng lại và bám chắc trên bề mặt răng hoặc dưới đường viền nướu.
Các nha sĩ cho biết, cao răng chủ yếu nằm ở vùng thân răng và nướu. Chúng có hai loại khác nhau: cao răng huyết thanh và cao răng thông thường. Nếu cao răng của bạn được hình thành do huyết thanh, điều đó có nghĩa là sức khỏe răng miệng của bạn đã đến mức độ đáng lo ngại cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, cao răng còn là nơi ẩn náu của vi khuẩn, gây ra hàng loạt bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm nướu, viêm nha chu, lộ chân răng, nhiễm trùng răng, tiêu xương. Điều này làm cho chân răng của bạn trở nên yếu đi (lung lay) và có thể bị gãy răng bất cứ lúc nào.
Một số ảnh hưởng của cao răng đối với sức khỏe mẹ bầu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cao răng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong bụng mẹ. Nếu không được xử lý kịp thời, vôi răng tích tụ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến mẹ và bé, gây viêm nướu, sâu răng, chảy máu nướu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khả năng sinh non rất cao.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sâu răng rất cao, dẫn đến trẻ sinh ra có hệ tiêu hóa không khỏe mạnh như bình thường, kéo theo hệ miễn dịch cũng kém đi và khả năng mắc bệnh liên quan đến răng miệng ngày càng nhiều, chất lượng men răng của bé thấp,.. Vì thế mà bạn nên chú ý làm sạch và thường xuyên vệ sinh răng miệng thật tốt để cả mẹ và bé được phát triển tốt nhất qua từng giai đoạn của thai kỳ.
Làm tăng khả năng sinh non
Nếu cao răng tích tụ quá nhiều và không được mẹ bầu xử lý và làm sạch thì vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và máu, dẫn đến nhiễm trùng máu. Lúc này hàm lượng Hormone Prostaglandin tăng lên trong cơ thể. Đây là một chất lỏng sinh học được hình thành trong quá trình thụ thai của cơ thể người mẹ, chất này có tác dụng kích thích cơ thể mẹ bầu chuyển dạ. Nếu mức độ này tăng lên quá nhiều cũng có thể làm tăng khả năng sinh non.
Điều này giúp chúng ta nhận ra rằng, việc lấy cao răng khi mang thai là vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần phải biết và lưu ý gì khi cạo vôi răng như thế nào cho phù hợp với tình trạng sức khỏe nhất nhé.
Phụ nữ có bầu cạo vôi răng được không?
Trên thực tế, các mẹ bầu nên hạn chế những tác động mạnh đến từ răng miệng trong quá trình mang thai, đặc biệt là nhổ răng hay lấy tủy răng. Còn đối với lấy cao răng thì sao, theo một số khảo sát cho thấy vẫn còn khá nhiều người e ngại, họ không biết rằng liệu cạo vôi răng có ảnh hưởng gì hay không, trong số đó có nhiều người cũng đặt ra một số câu hỏi như: “có bầu cạo vôi răng được không”, “cạo vôi răng có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con không?”, “thời điểm nào thích hợp để lấy cao răng khi mang thai?”
Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng việc cạo vôi răng cho bà bầu hoàn toàn an toàn mà còn giúp hạn chế một số bệnh về răng miệng, đặc biệt là cách điều trị bệnh viêm nha chu ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Và cạo vôi răng thực chất chỉ là một tiểu phẫu đơn giản chứ không phải tiểu phẫu phải dùng đến thuốc tê, thuốc giảm đau. Do đó, bạn có thể yên tâm là sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Ngoài ra, cạo vôi răng còn giúp loại bỏ các mảng bám lâu ngày, giảm khả năng viêm nướu, giúp ngăn ngừa mảng bám xuất hiện trên bề mặt răng và thân răng ở chân răng, không gây tiêu xương.
Ngoài việc lấy cao răng, hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Nếu có thể, tốt nhất bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng điện để làm sạch răng. Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng có chứa xylitol khiến các mảng bám vôi răng không hình thành được khi mang thai.
Khi mẹ bầu đi cạo vôi răng cần lưu ý điều gì?
Không nên lấy cao răng khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, bởi lúc này thai nhi còn rất non yếu, là giai đoạn các cơ quan chính của bé đang phát triển, có thể nói đây là khoảng thời gian tương đối nhạy cảm. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên lấy cao răng trong thời điểm này.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu không nên cạo vôi răng, bởi lúc này bụng mẹ bầu đã lớn, nằm trên ghế nha khoa sẽ rất bất tiện, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Thời điểm lấy cao răng thích hợp nhất là 3 tháng giữa thai kỳ, lấy cao răng vào thời điểm này sẽ đảm bảo tính an toàn và khoa học.
Mẹ bầu cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe, tuần tuổi của thai nhi trước khi cạo vôi răng để bác sĩ lựa chọn ra những phương pháp phù hợp nhất. Trong thời gian mang thai, bạn nên chú ý đến sức khỏe răng miệng của mình, luôn luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng, chải răng đúng cách. Để quá trình lấy cao răng diễn ra an toàn, bạn nên lưu ý những điểm trên và lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín.
Thời điểm thích hợp để mẹ bầu đi cạo vôi răng
Sau khi biết được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc lấy cao răng cho phụ nữ, bạn cần biết được thời điểm lấy cao răng thích hợp cho bà bầu, vì không phải thời gian nào cũng có thể lấy được. Để đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu có thể đi khám và điều trị cao răng ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ.
Sau 3 tháng mang thai, mẹ không còn cảm thấy mệt mỏi như thời gian đầu. Vì vậy, khi bị vôi răng, bạn nên nói với bác sĩ về tình trạng mang thai và tình trạng răng miệng của mình để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp.
Sau 6 tháng mang thai không nên đi khám răng hay lấy cao răng, vì lúc này em bé sắp chào đời nên việc đi lại trở nên khó khăn hơn, di chuyển lên ghế nha khoa cũng rất bất tiện.
Hướng dẫn chăm sóc mẹ bầu đi cạo vôi răng
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường gặp phải những thay đổi về thể chất như ợ chua, mệt mỏi, khó thở. Đôi khi sẽ có cảm giác khó chịu mỗi khi chải răng và chăm sóc răng miệng thông thường. Các mẹ hãy cống gắng đừng bỏ qua việc cạo vôi răng để tránh những bệnh lý mà cao răng gây ra nhé.
Thường xuyên vệ sinh răng miệng
- Chọn bàn chải có lông bàn chải mềm, không chải quá mạnh, chỉ di chuyển bàn chải nhẹ nhàng ở những vùng hẹp để tránh chảy máu chân răng.
- Để hạn chế tình trạng có thêm nhiều cao răng mới, bạn nên chải răng và nướu thật kỹ.
- Mẹ bầu khi mang thai rất dễ bị viêm nướu có thể gây khó chịu thậm chí chảy máu nướu, vì vậy nên làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa sau khi ăn.
- Một số trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén, đây là điều không còn quá xa lạ ở mẹ bầu nhất là vào buổi sáng, khi ốm nghén khiến bạn không thể vệ sinh răng miệng một cách dễ dàng được, lúc này các mẹ nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để làm sạch răng hiệu quả hơn với khả năng kháng khuẩn.
Chế độ ăn uống hàng ngày
- Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất béo trong bánh ngọt, nước ngọt,… hoặc ăn quá nhiều đường vì đường làm tăng lượng máu lưu thông khó khăn rất nguy hiểm khi mang thai.
- Nhớ nhai kỹ thức ăn và chọn thức ăn mềm và đã nấu chín. Khi nhai kỹ trong khoang miệng sẽ tiết ra chất enzim, chất này có khả năng chống sâu răng và giúp ngăn ngừa cao răng vô cùng hiệu quả.
- Mẹ bầu cần bổ sung canxi vì bổ sung canxi không chỉ giúp răng chắc khỏe mà còn giúp cơ thể săn chắc và khỏe mạnh hơn.
- Ngoài ra mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm rau xanh, các loại hoa quả có nhiều vitamin C, chất này có công dụng làm sạch men răng có thể là táo, dâu, kiwi,.. rất tốt cho sức khỏe.
Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp mọi người bổ sung thêm nhiều kiến thức về răng miệng, đặc biệt là biết “có bầu cạo vôi răng được không?”. Thấy được tầm quan trọng của việc khám và làm sạch răng miệng khi mang thai là vô cùng cần thiết để giúp bà bầu có sức khỏe răng miệng tốt, tính thẩm mỹ cao và tốt cho em bé trong bụng mẹ.
Bạn có thể yên tâm rằng lấy cao răng là hoàn toàn an toàn để cải thiện sức khỏe răng miệng khi mang thai.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline hoặc đến trực tiếp Nha khoa Việt Ý để được các bác sĩ tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT VIỆT Ý
- Địa chỉ: 102 Nguyễn Ái Quốc, Tân Biên, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
- Hotline: 02513 883 818 – 0942 266 926
- Website: nhakhoaviety.com
- Facebook: Nha Khoa Việt Ý – Bs Dương và Cộng Sự