Hiện nay, bọc răng sứ là giải pháp được ứng dụng rộng rãi vừa phục hình thẩm mỹ, vừa phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, sau khi bọc răng sứ, nhiều người gặp phải tình trạng khớp cắn lệch, cộm, cấn hoặc các vấn đề khác sau khi bọc răng sứ, gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn có gây tác hại như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Việt Ý tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết sau.
Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị viêm lợi
- Răng khấp khểnh nhiều có bọc sứ được không?
- Bọc răng sứ có lấy tủy không?
- Nên bọc răng sứ loại nào tốt nhất? Các loại răng sứ phổ biến
Nguyên nhân bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Lệch khớp cắn khi bọc răng sứ là sự sai lệch về tương quan khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới, đồng thời là tình trạng không khít sau khi bọc sứ. Theo đó, nguyên nhân bị lệch khớp cắn sau khi bọc răng sứ xuất phát từ những yếu tố sau:
Tỷ lệ mài răng không chính xác
Mài răng là một kỹ thuật quan trọng trong quá trình bọc răng sứ, bao gồm việc làm nhỏ kích thước của răng thật để tạo nên phần lõi nâng đỡ cho mão răng sứ. Nếu các đường mài không đều, quá mảnh hoặc quá dày có thể dẫn đến tình trạng mão sứ không vừa khít, cộm, cấn gây ra tình trạng lệch khớp cắn.
Lấy dấu hàm không đúng kỹ thuật
Sau bước mài răng, bác sĩ tiến hành lấy dấu răng và gửi mẫu dấu răng về labo để chế tác mão răng sứ cho khách hàng. Tuy nhiên, việc lấy dấu thủ công thường cho kết quả không chính xác có thể ảnh hưởng đến thiết kế của mão sứ. Khi kích thước của mão răng sứ không vừa vặn với răng thật sẽ xảy ra hiện tượng lệch lạc, cộm, cấn.
Tay nghề bác sĩ không đủ chuyên môn
Kỹ thuật lắp mão sứ của bác sĩ không chuẩn, không khít sát với cùi răng thật. Đây là nguyên nhân chính khiến mão răng sứ sau khi bọc bị lệch lạc gây ra khớp cắn không đều, lệch lạc. Hơn nữa, điều này tạo ra những khoảng trống, nơi mảnh vụn thức ăn có thể dễ dàng mắc kẹt giữa các răng, dẫn đến sự tích tụ của nhiễm trùng và làm hỏng răng thật.
Không lấy cao răng trước khi bọc răng sứ
Nếu bác sĩ không cẩn thận loại bỏ vôi răng trước đó, những mảng bám này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác và gây khó khăn cho bác sĩ trong việc lấy dấu và lắp mão răng sứ. Điều này có thể dẫn đến bọc răng sứ bị lệch khớp cắn.
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn gây tác hại như thế nào?
Bọc răng sứ không đúng kỹ thuật có thể để lại cho bệnh nhân cảm giác cộm, khó chịu và sai lệch khớp cắn. Lúc này, tình trạng trên sẽ gây ra nhiều tác động xấu như:
Làm mất tính thẩm mỹ
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn có thể làm thay đổi đáng kể cấu trúc khuôn mặt. Điều này dẫn đến sự mất cân đối, không hài hòa và thiếu thẩm mỹ, điển hình như các trường hợp răng hô, khấp khểnh. Do đó, giao tiếp hàng ngày trong cả công việc và cuộc sống cá nhân có thể bị cản trở. Các cá nhân bị ảnh hưởng có thể cảm thấy thiếu tự tin và trở nên ngần ngại khi tương tác với người khác.
Chức năng ăn nhai không đảm bảo
Lệch khớp cắn là tình trạng hai hàm răng không cắn chặt với nhau. Do đó, việc nhai nuốt thức ăn bị cản trở, dẫn đến việc ăn uống và tiêu hóa của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài, sự tăng cường hoạt động của dạ dày và bao tử do thức ăn không được nhai kỹ có thể làm phát sinh rối loạn tiêu hóa. Nên điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bất kỳ tác động xấu nào đến sức khỏe tổng thể.
Mối nguy hại đến khớp hàm và khớp thái dương hàm
Xương hàm là nơi tiếp xúc nhiều với dây thần kinh thái dương. Khi khớp cắn bị lệch, áp lực lên khớp hàm tăng lên trong quá trình nhai, dẫn đến co thắt cơ, đau hàm và trật khớp thái dương. Nhiều trường hợp người bệnh bị đau đầu, chóng mặt. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Dễ mắc các bệnh răng miệng
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn khiến cho vị trí của răng không được đồng đều giữa 2 hàm. Kết quả là các mẩu thức ăn bị mắc kẹt giữa các răng chênh nhau. Nếu người bệnh không chú ý vệ sinh răng miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Sau đó, theo thời gian sẽ hình thành nên các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy.
Cách khắc phục tình trạng bị lệch khớp cắn khi bọc răng sứ
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng lệch khớp cắn mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục khác nhau phù hợp với tình trạng của bệnh nhân:
Do mài răng không chính xác
Nếu răng sứ của bạn bị lệch khớp cắn do mài răng không chinh sách thì giải pháp duy nhất là nhổ hết răng sứ cũ đi và làm răng sứ mới. Sau khi tháo bỏ răng sứ cũ, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng hàm cho thật chính xác.
Đáng tiếc là khi tháo ra, răng sứ sẽ bị cưa đôi nên không thể tái sử dụng. Phục hình bằng lấy dấu răng và mão sứ mới là điều bắt buộc. Có thể thấy, việc phục hình răng sứ bị lệch lạc do mài răng không chuẩn xác là rất tốn kém và phức tạp.
Do kỹ thuật gắn không chuẩn
Nếu bọc răng sứ bị lệch lạc do răng sứ có độ khít sát không tốt thì không cần tháo mão sứ ra. Bác sĩ có thể trám bít khe hở giữa răng sứ và cùi răng để ngăn chặn thức ăn và vi khuẩn xâm nhập. Nếu răng sứ còn mới và bị lệch lạc, cộm, cấn vì lý do kỹ thuật, bác sĩ có thể nắn chỉnh và cân đối răng sứ về đúng tỷ lệ.
Qua bài viết này, Nha khoa Việt Ý tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về việc bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Nếu còn thắc mắc thêm, bạn có thể đặt lịch hẹn với Việt Ý để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn. Nha khoa Việt Ý sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho nụ cười duyên dáng của bạn!
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT VIỆT Ý
- Địa chỉ: 102 Nguyễn Ái Quốc, Tân Biên, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
- Hotline: 02513 883 818 – 0942 266 926
- Website: nhakhoaviety.com
- Facebook: Nha Khoa Việt Ý – Bs Dương và Cộng Sự