Một số cách vệ sinh răng niềng hiệu quả có thể bạn chưa biết

Một số cách vệ sinh răng niềng hiệu quả có thể bạn chưa biết

Vệ sinh răng niềng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả chỉnh nha và mà bạn không nên chủ quan. Tùy vào phương pháp niềng răngcách vệ sinh răng niềng có thể khác nhau. Hãy cùng Nha khoa Việt Ý tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Vì sao nên chăm sóc và vệ sinh răng niềng đúng cách?

Đối với những người niềng răng, thức ăn có thể mắc vào mắc cài hoặc dây cung, khó vệ sinh và nếu để lâu sẽ hình thành mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám răng có thể gây ra các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, kích ứng nướu và hơi thở có mùi.

Vì sao nên chăm sóc và vệ sinh răng niềng đúng cách?

Điều này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, vừa làm gián đoạn quá trình chỉnh nha. Vì khi mắc bệnh lý răng miệng, bạn cần điều trị triệt để rồi mới có thể tiếp tục quá trình niềng răng, gây tốn kém nhiều chi phí và thời gian. Vì vậy, bạn cần chú ý chăm sóc niềng răng cẩn thận và đúng cách để giảm thiểu những tác động xấu đến răng.

Hướng dẫn cách vệ sinh răng niềng và chăm sóc răng hiệu quả

Cách vệ sinh răng khi niềng và chăm sóc răng miệng hiệu quả:

Sử dụng bàn chải lông mềm

Bạn nên chọn loại bàn chải có lông mềm và kích thước phù hợp với khuôn miệng, thuận tiện cho việc đánh răng mà không làm tổn thương nướu. Không nên chọn bàn chải quá lớn vì sẽ khó di chuyển và vệ sinh. Đồng thời, nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần để làm sạch răng hiệu quả hơn.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng bàn chải chuyên dụng dành cho người niềng răng (bàn chải kẽ răng). Bàn chải này có thiết kế đặc biệt để chải giữa các răng khi được nối với mắc cài, đầu bàn chải nhỏ dễ dàng chui và lấy đi các mảnh vụn thức ăn.

Có hai loại bàn chải kẽ răng: hình chữ I (cho răng trước) và hình chữ L (dùng cho các răng sau).

Lựa chọn kem đánh răng có fluoride

Florua là một khoáng chất cần thiết trong việc hình thành men răng và ngà răng, có thể củng cố và bảo vệ men răng, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Ngoài ra, florua giúp tái tạo men răng yếu và điều trị sâu răng trước khi chúng hình thành. Bạn nên chọn loại kem đánh răng có fluor hàng ngày, dùng càng lâu khả năng ngừa sâu răng càng cao.

Chải răng đúng cách

Chải răng hai lần một ngày, luân phiên hoặc chải dọc theo bề mặt răng từ trong ra ngoài. Đối với mắc cài, đặt bàn chải lên nướu và răng, sau đó đẩy bàn chải lên trên và bên dưới dây cung để làm sạch xung quanh mắc cài. Đối với niềng răng trong suốt, vì dễ tháo lắp nên bạn có thể đánh răng bình thường như trước khi niềng răng. Đồng thời, đừng quên làm sạch lưỡi (khoảng 70% vi khuẩn trên lưỡi, làm sạch giúp cải thiện hơi thở tốt hơn).

Dùng chỉ tơ nha khoa

Ngoài việc đánh răng, để chăm sóc niềng răng tốt hơn, bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày sau bữa ăn. Dùng chỉ nha khoa giúp làm sạch kẽ răng và loại bỏ các mảnh vụn thức ăn mà bàn chải đánh răng không thể loại bỏ được.

Dùng chỉ tơ nha khoa

Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 30-45cm, cuốn hai đầu sợi chỉ vào ngón tay giữa, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái kéo căng sợi chỉ, chừa đoạn giữa dài khoảng 3-5cm. Sau đó sợi chỉ được luồn vào giữa các răng, di chuyển lên xuống để làm sạch mảng bám thức ăn.

Sử dụng thêm nước súc miệng

Sau khi đánh răng, hãy sử dụng nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn mảng bám và mảnh vụn thức ăn trong miệng. Hãy chọn loại nước súc miệng có florua để giảm ê buốt, củng cố và bảo vệ niềng răng tốt hơn. Có thể súc miệng trực tiếp hoặc pha loãng với nước súc miệng.

Ngoài ra, chỉ nha khoa nước cũng là một dụng cụ làm sạch răng cao cấp và phổ biến hiện nay, bạn có thể tham khảo thêm. Máy sử dụng các tia nước cường độ cao giúp len lỏi vào sâu giữa các kẽ răng làm sạch dây cung và mắc cài một cách tối ưu. Sử dụng máy tăm nước không mất nhiều thời gian, bạn chỉ cần nhấn nút và di chuyển đầu tăm nước trên kẽ răng, nước sẽ tự động phun ra để đẩy toàn bộ cặn bẩn ra ngoài.

Cạo vôi răng định kỳ

Trong quá trình ăn uống, phần chân răng và nướu thường dễ bị bám cặn, lớp cặn này còn gọi là cao răng, có kết cấu khá cứng, nếu chỉ đánh răng thì không thể loại bỏ hoàn toàn. Do đó, cần đến nha sĩ 6 tháng/lần để lấy cao răng. Nếu cao răng tích tụ quá lâu không chỉ khiến nụ cười của bạn mất thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu.

Một vài lưu ý về chế độ ăn uống khi niềng răng

Một vài lưu ý về chế độ ăn uống khi niềng răng

Ngoài cách chăm sóc răng miệng sau khi đeo niềng, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi ăn uống để tránh ảnh hưởng đến quá trình niềng răng:

  • Cảm giác sần và đau khi mới niềng răng có thể xảy ra. Lúc này chỉ nên ăn những thức ăn mềm như cháo, súp, cơm, sinh tố, nước ép…
  • Luôn cắt thức ăn thành miếng nhỏ để dễ nhai và nuốt, không tạo nhiều áp lực lên răng.
  • Tránh các thức ăn quá cứng, dính như bỏng ngô, bánh kẹo, sườn, chân gà,… vì có thể gây ảnh hưởng đến các mô nha chu quanh răng.
  • Hạn chế thức ăn dính, chẳng hạn như đường dừa và kẹo cao su, vì chúng có thể gây khó khăn cho việc làm sạch răng của bạn khi chúng dính vào răng hoặc mắc cài của bạn.
  • Uống nhiều nước cho cơ thể, vì miệng của bạn sẽ thường cảm thấy khô hơn bình thường khi đeo niềng răng.

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hiểu thêm về cách vệ sinh răng niềng. Chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận sau khi đeo niềng để giúp răng chắc khỏe và mang lại hiệu quả chỉnh nha cao. Vì vậy, đừng quên làm sạch niềng răng của bạn kỹ lưỡng.

Nếu bạn đang có câu hỏi nào liên quan đến niềng răng, hãy liên hệ ngay đến Hotline Nha khoa Việt Ý được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT VIỆT Ý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *